Ngày 4/5/2023 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quan trọng. Theo đó Ban bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp như sau
Sinh viên nghề thực hành tại doanh nghiệp.Mục tiêu đến năm 2030 thu hút 50 – 55% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Chỉ thị nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 thu hút 50 – 55% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động. Có khoảng 90 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, trong đó có một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng. Có khoảng 200 ngành, nghề trọng điểm, trong đó có 15 – 20 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và thế giới.
Đến năm 2045, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của nước phát triển, đạt trình độ tiên tiến của thế giới…
Để đạt được các chỉ tiêu quan trọng này, Chỉ thị số 21-CT/TW xác định một số nhóm giải pháp, đáng chú ý là khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và thế hệ trẻ. Đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội về ý nghĩa của việc học nghề, kỹ năng nghề trong tiếp cận việc làm, nâng cao thu nhập và cơ hội học tập suốt đời.
Thực hiện vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chỉ thị nhấn mạnh, tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, thực hiện tốt việc phân luồng, tăng tỉ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hoá tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, để học sinh tốt nghiệp vừa có bằng trung học phổ thông vừa có bằng nghề bảo đảm chất lượng, có điều kiện tham gia thị trường lao động và cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao trình độ; có chính sách khuyến khích học sinh khá, giỏi vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp. Tôn vinh người lao động có kỹ năng, tay nghề cao; ưu tiên đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên xung phong, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế.
Sinh viên Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông trong giờ thực hành.Phát triển GDNN ở nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, hải đảo.
Ưu tiên quĩ đất sạch dành cho GDNN. Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, phải tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bảo đảm “học đi đối với hành”; nâng cấp và chuẩn hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo; nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp…Nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác GDNN giữa Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp. Tăng thời gian đào tạo, thực hành cho người học trong doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia GDNN từ khâu tuyển sinh, đào tạo đén sử dụng.
Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, gắn kết cung – cầu lao động với GDNN.
Thường xuyên cập nhật đào tạo lại cho lực lượng lao động thích ứng với công nghệ mới, kinh tế số, kinh tế Xanh….
Chỉ thị nhấn mạnh, chú trọng đào tạo kỹ năng nghề gán với giáo dục đạo đức, lỗi sống, kỹ năng mền, tác phong công nghiệp; nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng số cho người lao động. Thường xuyên cập nhật đào tạo lại cho lực lượng lao động nhằm nâng cao khả năng thích ứng với yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế số. kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn. Đổi mới việc đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học, người lao động.
Phát triển hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng GDNN
Chủ động tích cực hội nhập quốc tế về GDNN. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo chuyên gia, nhà giáo, người học với các nước. Tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý luận, mở rộng mô hình đào tạo nghề chất lượng cao thông qua hệ thống đào tạo nghề chất lượng cao của các nước tiên tiến. Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về GDNN; cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, công nghệ mới trong GDNN.
Đặc biệt, Chỉ thị số 21-CT/TW cũng nêu giải pháp tăng cường nguồn lực, ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo tương xứng với vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, nhất là cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn. Chuyển nhanh cơ chế cấp phát ngân sách sang đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác công – tư nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp…